Bài 34 - MYSQL PHẦN II - SQL CƠ BẢN

 

LAB PHP (CB) 13

LÀM VIỆC VỚI HỆ QUẢN TRỊ CSDL MYSQL

(PHẦN II – MYSQL CƠ BẢN)

A – LÝ THUYẾT

I – LÀM VIỆC VỚI MYSQL CƠ BẢN

1 – Ngôn ngữ SQL

SQL là Ngôn ngữ Truy vấn có Cấu trúc, cho phép chúng ta truy suất một CSDL. Chúng ta có thể sử dụng để truy tìm dữ liệu, chèn các mẩu tin mới, xóa các mẩu tin hặc cập nhật các mẩu tin trong một CSDL được tạo sẵn

 

2 – Làm việc với mã lệnh SQL trong MySQL

Trong phần trước chúng ta đã được làm quen với MySQL thông qua các thao tác Design (tạo nhanh bằng tay) để làm các công việc như:

·         Tạo mới một CSDL

·         Tạo mới một Bảng

·         Thêm mới các mẩu tin vào Bảng dữ liệu

·         Sửa mẩu tin

·         Xóa mẩu tin

·         Xem danh sách các mẩu tin

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức làm các công việc trên thông qua các Hàm, Các phát biểu truy vấn và các Từ khóa trong MySQL. Đó là thực hiện thao tác với MySQL thông qua các lệnh SQL.

Trong MySQL có cung cấp cho chúng ta một khung soạn thảo để chúng ta có thể viết các lệnh SQL nhằm tạo ra các yêu cầu tương tự như các thao tác Design bằng tay mà chúng ta đã được nghiên cứu ở các bài trước

Để bật khung soạn thảo lệnh SQL chúng ta lựa chọn Tab SQL, và sẽ hiển thị khung soạn thảo như sau:



Mỗi một lệnh SQL hoàn chỉnh được viết trong khung soạn thảo được coi là một “Câu Truy vấn SQL”

 

II – CÁC HÀM KHỞI TẠO TRONG MYSQL

1 – Hàm khởi tạo CSDL

Để khởi tạo một CSDL mới chúng ta sử dụng cú pháp SQL như sau:

Cú pháp:

CREATE DATABASE ten_csdl

 

Ví dụ:

CREATE DATABASE hocmysql

 

Chú ý: Trong MySQL thì các Hàm, Mệnh đề, Từ khóa không phân biệt chữ hoa cũng như chữ thường. Nhưng nên sử dụng chữ in hoa để dễ dàng phân biệt chúng với các thành phần khác trong câu Truy Vấn SQL

2 – Hàm khởi tạo Bảng dữ liệu

Để khởi tạo một Bảng dữ liệu mới chúng ta sử dụng cú pháp SQL như sau:

Cú pháp:

CREATE TABLE ten_bang(ten_cot thuoc_tinh(gia_tri), ten_cot thuoc_tinh(gia_tri),…, ten_cot thuoc_tinh(gia_tri), PRIMARY KEY(ten_cot)) 

Ví dụ:

CREATE TABLE thanhvien(id_thanhvien INT(10) AUTO_INCREMENT, tai_khoan VARCHAR(255), mat_khau VARCHAR(255), PRIMARY KEY(id_thanhvien))

 

3 – Hàm thêm một Cột mới vào trong một Bảng cho trước

Để thêm một Cột mới vào trong một Bảng cho trước chúng ta sử dụng cú pháp SQL như sau:

Cú pháp:

ALTER TABLE ten_bang ADD ten_cot thuoc_tinh(gia_tri) AFTER ten_cot

Ví dụ:

ALTER TABLE thanhvien ADD quyen_truy_cap INT(2) AFTER mat_khau

4 – Hàm loại bỏ một Cột đang tồn tại trong một Bảng

Để loại bỏ một Cột trong một Bảng cho trước chúng ta sử dụng cú pháp SQL như sau:

Cú pháp:

ALTER TABLE ten_bang DROP ten_cot

Ví dụ:

ALTER TABLE thanhvien DROP quyen_truy_cap

 

III – CÁC PHÁT BIỂU TRUY VẤN TRONG MYSQL

1 – Truy vấn Thêm mới một mẩu tin INSERT

Để thêm mới một mẩu tin vào Bảng CSDL chúng ta sử dụng cú pháp SQL sau:

Cú pháp:

INSERT INTO ten_bang(ten_cot_1, ten_cot_2, …, ten_cot_n) VALUES(gia_tri_1, gia_tri_2, …, gia_tri_n)

 

Ví dụ:

INSERT INTO thanhvien(tai_khoan, mat_khau) VALUES(“admin”, “123456”)

 

 

2 – Truy vấn Lọc và hiển thị danh sách các mâu tin SELECT

a)      Lọc tất cả các mẩu tin với với thông tin của tất cả các Cột

Để lọc tất cả các mẩu tin với thông tin của tất cả các Cột có trong Bảng chúng ta sử dụng cú pháp SQL sau:

Cú pháp:

SELECT * FROM ten_bang

 

Ví dụ:

SELECT * FROM thanhvien

 

b)     Lọc tất cả các mẩu tin với thông tin của một số Cột nhất định

Để lọc tất cả các mẩu tin với thông tin của một số Cột nhất định trong Bảng chúng ta sử dụng cú pháp SQL sau:

Cú pháp:

SELECT ten_cot_1, ten_cot_2, …, ten_cot_n FROM ten_bang

 

Ví dụ:

SELECT tai_khoan, mat_khau FROM thanhvien

 

c)      Lọc có hạn chế một số mẩu tin theo một tiêu chí nào đó với mệnh đề WHERE

Để lọc hạn chế một số mẩu tin theo một tiêu chí nào đó trong Bảng dữ liệu chúng ta sử dụng cú pháp SQL sau:

Cú pháp:

SELECT * FROM ten_bang WHERE ten_cot = gia_tri

 

Ví dụ:

SELECT * FROM thanhvien WHERE id_thanhvien = 1

 

3 – Truy vấn Sửa nội dung một mẩu tin UPDATE

Để sửa nội dung của một mẩu tin nào đó trong Bảng mà chúng t among muốn, chúng ta sử dụng cú pháp SQL sau:

Cú pháp:

UPDATE FROM ten_bang SET ten_cot_1 = gia_tri ten_cot_2 = gia_tri_2 … ten_cot_n = gia_tri_n WHERE ten_cot = gia_tri

Ví dụ:

UPDATE FROM thanhvien SET tai_khoan = “admin” mat_khau = “vietpro” WHERE id_thanhvien = 1

 

4 – Truy vấn Xóa hoàn toàn một mẩu tin DELETE

Để xóa hoàn toàn một hoặc nhiều mẩu tin theo một tiêu chí nào đó trong Bảng dữ liệu, chúng ta sử dụng cú pháp SQL sau:

Cú pháp:

DELETE FROM ten_bang WHERE ten_cot = gia_tri

 

Ví dụ:

DELETE FROM thanhvien WHERE tai_khoan = “member03”

 

B – THỰC HÀNH

I – BÀI TẬP THỤC HÀNH

Bài 1:

            Tạo mới CSDL có tên là appleshop

 

Bài 2:

            Tạo mới Bảng dữ liệu thanhvien bao gồm 3 trường dữ liệu là id_thanhvien, tai_khoan, mat_khau với trường id_thanhvien làm khóa chính và được đánh số tự động

 

Bài 3:

            Thêm một trường dữ liệu mới là quyen_truy_cap vào sau cột mat_khau của Bảng thanhvien

 

Bài 4:

            Thêm 5 mẩu tin thể hiện 5 thông tin của 5 thành viên trong Bảng thanhvien

 

Bài 5:

            Tiến hành sửa mat_khau của thanhvien cuối trong Bảng thanhvien 

 

Bài 6:

            Tiến hành xóa hoàn toàn tài khoản của thanhvien có id_thanhvien = 3 trong Bảng thanhvien


>>Xem bài trước: Bài 33 - MYSQL PHẦN I - DESIGN CSDL


>>Xem bài tiếp theo: Bài 35 - MYSQL PHẦN III - SQL NÂNG CAO


No comments:

Post a Comment